Kinh nghiệm

Chỉ may là gì? Các loại chỉ may trong ngành may mặc

 31/12/2018 5:00:49 CH -  5044 lượt xem

Có rất nhiều loại chỉ may với nguồn gốc nguyên liệu khác nhau, dùng để may những loại trang phục, chất liệu vải khác nhau, tương thích với từng loại mũi kim khác nhau.

Một phụ liệu vô cùng quan trọng trong ngành may mặc chính là chỉ may. Tuy vô cùng nhỏ bé và ít được nhắc tới nhưng nếu thiếu chỉ may thì sẽ chẳng có sản phẩm may mặc nào hoàn chỉnh được bởi chỉ may chính là phụ liệu cần thiết để kết nối các mảnh vải lại với nhau theo mong muốn của con người để tạo nên những bộ đồng phục, trang phục hoàn chỉnh. Bài viết dưới đây xưởng may đồng phục sẽ giới thiệu tới các bạn những thông tin kiến thức về chỉ may.

mau dong phuc 2019

1. Chỉ may là gì? Nguồn gốc chỉ may

Chỉ may là các sợi mềm dẻo, có đường kính nhỏ và đều nhau, có thể kéo thẳng hoặc uốn cong rất dễ dàng, được gia công để có độ nhẵn nhất định giúp xuyên qua vải, kim khâu, được nhuộm hoặc quét dầu để tăng độ chắc của sợi chỉ, tạo màu sắc mong muốn cho sợi chỉ.

Chỉ may được dùng để ghép các mảnh vải lại với nhau theo mong muốn của con người để tạo nên những sản phẩm may mặc hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu cuộc sống.Chỉ may có nguồn gốc tự nhiên như len, bông, tơ tằm,… hoặc nguồn gốc nhân tạo như Vico, PES, PA, PAN, …hoặc tổng hợp cả hai loại trên.

Chỉ may có các kích thước, màu sắc khác nhau ứng với độ bền khác nhau để may các loại vải khác nhau để phù hợp với từng mẫu đồng phục 2019. Chỉ để may áo sơ mi sẽ khác với chỉ để may quần jean, chỉ màu trắng để may áo trắng, chỉ màu vàng để may vải có màu vàng nhằm tăng thẩm mỹ của sản phẩm, đôi khi người ta sẽ chọn loại chỉ nổi bật để may quần jean nhằm tạo điểm nhấn giúp cho chiếc quần trở lên khỏe khoắn hơn, nổi bật hơn.

2. Các loại chỉ may

- Theo nguyên liệu gia công thì chỉ may gồm các loại: chỉ cotton, chỉ cotton có thành phần polyester, chỉ từ sợi lanh, chỉ có thành phần kim loại phủ bên ngoài để tạo độ lấp lánh và sặc sỡ, chỉ nylon từ tơ filament, chỉ PE, chỉ rayon, chỉ từ sợi tơ và chỉ từ sợi len.

- Theo cấu trúc của chỉ thì sợi chỉ được chia ra làm các loại: chỉ sợi lõi được bọc bông, rất bền và dễ sử dụng; chỉ filament, chỉ filament có hai loại  bao gồm chỉ từ sợi filament nylon đơn  và chỉ multifilament là chỉ gồm nhiều sợi filament xe kết lại với nhau

3. Các loại chỉ thường dùng trong ngành may mặc

thiet ke dong phuc tron goi

- Chỉ cotton: chỉ cotton có  độ mềm, ít ma sát, độ bền không quá cao, dễ may nhưng có xu hướng co lại khi giặt, hấp , nhuộm và không chịu được co giãn liên tục nên chỉ cotton không phù hợp với vải dệt kim.

- Chỉ polyester: Đây được xem là loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành may mặc bởi độ bền cao, dễ may mặc, chịu được độ co dãn, đàn hồi tốt, sử dụng được cho cả máy may có công suất lớn, có khả năng chống mục, chống hóa chất, kháng nấm mốc tốt. Cấu trúc, chủng loại phong phú, có sợi chỉ xe đơn, xe kép, bọc lõi,…

- Chỉ PE: có độ bền cao, độ mài mòn của các sợi chỉ cho phép tạo đường may bền, chắc, chịu nhiệt tốt, được sử dụng tương đối nhiều trong ngành may mặc.

- Chỉ tơ tằm: rất đàn hồi, rất bền, bóng đẹp, sang trọng, được sử dụng để may những mặt hàng sang trọng, len, lụa tơ tằm, có thể khâu máy hoặc khâu tay.

Ngoài ra còn có một số loại chỉ sau:

-  Chỉ Rayon: có độ bền cao nhưng độ bền màu dưới nắng lại không cao, có khả năng chống cháy 

-  Chỉ bọc lõi: độ bền tuyệt hảo, độ vững chắc, rai của sợi chỉ rất cao, khả năng chịu nhiệt tốt giúp đường may chịu được nhiệt, được sử dụng nhiều trong ngành may mặc thời trang.

4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chỉ may

xuong may dong phuc

- Độ bền đứt của sợi chỉ may:  khi ta kéo căng sợi chỉ theo một lực mạnh từng mức độ đến khi sợi chỉ đứt để dùng để đánh giá độ bền đứt của sợi chỉ. Độ bền đứt của sợi chỉ là phù hợp nhất khi tương thích với độ bền của vải cần may. Thông thường thì Sợi chỉ càng nhỏ độ bền đứt cà lớn và ngược lại. Độ bền đứt được đánh giá theo 3 tiêu chí: độ bền đứt tuyệt đối, độ bền đứt tương đối và độ bền đứt của vòng chỉ.

- Độ dãn – độ đàn hồi của chỉ: Dùng một lực kéo dài tác động vào sợi chỉ để đánh giá mức độ giãn dài của sợi chỉ may. Sau khi kéo dãn, nếu chiều dài của sợi chỉ không đổi là chỉ có độ đàn hồi tốt. Nếu chỉ không trở lại chiều dài ban đầu là chỉ có tính mềm và dễ uốn. Hầu hết chỉ may đều có tính mềm mại.

- Độ co của chỉ: là độ co của sợi chỉ lá sự thay đổi kích thước khi có tác động của gia nhiệt hoặc giặt giũ, độ co của chỉ càng cao sẽ là nguyên nhân làm cho đường may bị nhăn nhúm khi giặt giũ hoặc gia nhiệt. Chỉ tốt có độ co của chỉ thấp.

- Độ bền màu của sợi chỉ: Thông thường, với mỗi loại vải khác nhau sẽ sử dụng loại chỉ có màu sắc khác nhau, màu sắc chỉ thường đậm hơn một chút so với màu vải là hợp lý, chỉ may có độ bền màu cao là chỉ may giữ được nguyên màu sắc của sợi chỉ trong suốt vòng đời của sản phẩm

- Tính bền màu với hóa chất của sợi chỉ: Trong quá trình sử dụng, chỉ may chịu nhiều tác động của hóa chất như giặt giũ, tẩy trắng, giặt khô,… chỉ may tốt là chỉ may có độ bền màu với hóa chất.

- Độ đồng đều của sợi chỉ  may: chỉ may tốt là sợi chỉ may có đường kính đồng đều và bề mặt chỉ trơn láng.

Để đánh giá sợi chỉ may chất lượng cần phải có độ đồng đều về các yếu tố trên và có kích thước phù hợp với nhiều loại máy may là tốt và tiện lợi nhất trong thiết kế đồng phục trọn gói.

 Tin liên quan


Yêu cầu báo giá

Thông tin liên hệ
3,3K2,2K9981K1,3K
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...