Kinh nghiệm

Tổng hợp những mẹo hay và cách khắc phục sự cố khi ủi đồng phục

 12/01/2019 5:32:26 CH -  615 lượt xem

Những bộ đồng phục tươm tất, phẳng phiu mỗi ngày tới công sở sẽ giúp cho bạn tự tin hơn trong công việc và ngoại hình của mình.

Bàn ủi (bàn là) là một công cụ không thể thiếu trong mỗi gia đình và sử dụng bàn ủi như thế nào để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện mà vẫn có những bộ trang phục chỉn chu khi đi ra ngoà là phần tổng hợp những chia sẻ về mẹo hay khi ủi đồng phục mà xưởng may đồng phục sẽ chia sẻ dưới đây, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn khi ủi quần áo hay khi gặp một vài sự cố không mong muốn.

mau dong phuc hoc sinh 2019

1. Chuẩn bị ủi quần áo

Đầu tiên để ủi quần áo đỡ mất thời gian và tiết kiệm điện, bạn nên phân loại đồng phục ra thành những nhóm sử dụng mức nhiệt tương đồng để dễ dàng hơn trong quá trình ủi. Bạn nên xem ghi chú trên mác sản phẩm để biết được những lưu ý (nếu có) cho mỗi loại đồng phục để không gặp khó khăn khi ủi

  • Bạn cũng có thể chuẩn bị 1 chiếc khăn ẩm hoặc một bình xịt nhỏ để khi cần có thể sử dụng
  • Bàn ủi
  • Mặt phẳng để ủi quần áo

2. Cách ủi từng loại quần áo

Bạn cần nắm được thông số nhiệt độ cần thiết để là từng loại chất liệu vải một . Chẳng hạn như mẫu đồng phục học sinh 2019  vải acrylic, vải bóng, vải nilon thường có mức nhiệt độ là khoảng 135 độ; vải len, lụa khoảng 148 độ; vải tơ nhân tạo khoảng 190 độ; đối với vải bông và lanh thì nền nhiệt cần cao hơn, khoảng 204 -240 độ. Điều đó sẽ giúp ích được cho bạn khá nhiều, tránh việc bị hỏng, cháy quần áo vì quá nhiệt hoặc là mãi mà quần áo chưa phẳng, chưa đủ nhiệt.

Đối với áo sơ mi: thứ tự ủi sẽ bắt đầu từ tay áo, ủi từ cánh tay lên trên cổ áo, sau đó ủi tới vai áo, tiếp đến cổ áo, bạn có thể sử dụng một chút nước để ủi cổ áo được phẳng nhanh hơn, cuối cùng ủi thân áo từ cổ áo xuống gấu áo.

cong ty may dong phuc

Đối với quần tây: bạn chải quần phẳng phiu ra mặt phẳng theo đường nếp ly của quần và ủi. Nếu phần đầu gối bị phồng thì bạn có thể cho một chút nước ẩm vải và lộn trái ủi đi ủi lại chỗ phồng cho đến khi hết thì thôi.

Đối với quần áo tơ tằm: Mẹo hay khi bạn ủi loại quần áo này là hãy cho chúng vào 1 túi nilon và đút vào tủ lạnh, một lát sau bạn mang chúng ra ủi, chúng sẽ nhanh chóng phẳng phiu hơn.

Đối với quần áo len dạ: loại quần áo này hay co khi gặp nhiệt, nên bạn có thể sử dụng 1 khăn ẩm lót ở mặt trái của quần áo và tiến hành là bình thường.

3. Một số mẹo khi sử dụng bàn ủi hiệu quả

Bạn nên sắp xếp quần áo theo phân loại từng mức nhiệt và tiến hành ủi chúng theo từng khung nhiệt từ thấp tới cao để tiết kiệm điện năng và thời gian, thay vì phải tăng giảm nhiệt độ bàn ủi đột ngột với những chiếc quần áo để lộn xộn chưa phân loại. Tránh tăng nhiệt bàn ủi đột ngột. Không sử dụng bàn là vào khung giờ cao điểm.

Không nên là quần áo nhiều lần trước khi mặc, tốt nhất là bạn nên là 1 lần và mặc chúng luôn trong ngày. Không là quần áo khi chúng còn ẩm ướt, sẽ làm lượng điện tiêu thụ nhiều hơn. Không vừa ủi đồ vừa làm việc khác khi đang ủi quần áo đồng phục, tránh cho quần áo bị ủi cháy, hỏng,…

Khi không còn sử dụng bàn ủi nữa, bạn đưa điều chỉnh nhiệt về 0 và rút điện bàn ủi ra, đợi bàn ủi nguội bớt rồi sử dụng khăn mềm lau sạch bàn ủi, cất bàn ủi ở nơi khô ráo, tránh làm xước bền mặt bàn ủi. Thi thoảng bạn có thể sử dụng giấm hoặc kem đánh răng với một chiếc khăn mềm và lau sạch bàn ủi sau khi không còn sử dụng và bàn ủi đang còn hơi ấm để làm sạch vết rỉ, cháy, vết ố vàng trên bàn ủi.

co so may dong phuc

4. Xử lý khi ủi quần áo bị bóng vàng

Đôi khi do bạn điều chỉnh nhiệt độ không hợp lý (nhiệt độ quá cao) hoặc là quá kỹ (đưa đi đưa lại một vị trí) hay khi bạn có một chút lơ đễnh đã để quên bàn ủi trên quần áo hơi lâu đã dẫn đến tình trạng làm cho quần áo có vết bóng hoặc vàng rất khó đi và làm mất thẩm mỹ.

Để khắc phục tình trạng này, cơ sở may đồng phục gợi ý bạn có thể sử dụng các mẹo sau:

Đối với đồng phục bằng chất liệu bông: ngay lập tức bạn ngừng ủi và rắc vào vết bóng vàng một chút muối ăn, vò cho muối thấm sau vào sợi vải và đem phơi ngoài nắng một chút rồi mang vào giặt sạch là được

Đối với đồng phục bằng chất liệu nỉ: bạn có thể giặt, chà đi chà lại vết bóng vàng nhiều lần và sử dụng một chiếc kim nhỏ móc cho lớp vải nhung mới sùi lên, sau đó sử dụng một chiếc khăn ướt và ủi theo chiều ngược lại với lớp nhung cũ, như vậy là bạn đã khắc phục được vết cháy trên vải nỉ rồi

Đối với đồng phục bằng chất liệu lụa: Bạn sử dụng một chút dung dịch xút hòa cùng với nước thành dạng sệt như hồ và bôi lên bề mặt vết bóng vàng, để cho dung dịch khô và bong ra sẽ mang theo vết bóng vàng theo.

Đối với đồng phục bằng chất liệu vải dày (áo khoác, đồ bảo hộ):  Bạn có thể sử dụng loại giấy ráp mịn và trà nhiều lần trên vết cháy, sau đó dùng bàn chải chải nhẹ, vết cháy sẽ nhanh chóng được khắc phục.

Công ty may đồng phục chuyên cung cấp mẫu đồng phục chất lượng và nhận thiết kế đồng phục chọn gói, may đồng phục uy tín hân hạnh được chia sẻ kinh nghiệm.

 Tin liên quan


Yêu cầu báo giá

Thông tin liên hệ
3,3K2,2K9981K1,3K
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...